Chai cứng xuất hiện ở lòng bàn tay thường do lao động hay cầm nắm tay lái. Không chỉ khiến tay bị xấu đi, vết chai đôi khi còn bị nứt gây đau đớn. Chị em đừng lo vì có rất nhiều cách làm mềm da tay bị chai
Cắt lát hoặc dùng nửa miếng chanh tươi, chà xát lên vết chai tay từ 10 đến 15 phút rồi rửa lại bằng bằng nước mát. Làm liên tục hoặc cách ngày trong 1-2 tuần để lớp sừng được tẩy sạch và thay thế bằng lớp da mới mịn màng hơn.
Chanh tươi có tính acid nhẹ có khả năng tẩy đi lớp tế bào chết kể cả khi đã bị hóa sừng, sau đó vitamin C có trong chanh sẽ kích thích da tái tạo và trắng, khỏe trở lại.
Hòa muối vào một chậu nước ấm mỗi ngày trong khoảng 30 phút. Vùng da bị chai sần sẽ được làm mềm và loại bỏ đi lớp tế bào chết cứng đầu. Chỉ cần thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần, sau đó bạn sẽ thấy bất ngờ vì kết quả.
Không chỉ dùng trong làm bếp, trong các mẹo làm sạch mà chị em hay áp dụng, baking soda còn có khả năng xử lý vết chai tay rất hiệu quả. Có 2 cách mà bạn có thể tham khảo:
Trộn nước hàn the với iot rồi ngâm tay từ 15 – 20 phút có tác dụng làm mềm đi những lớp tế bào chết hóa sừng và cả những vết chai sạn cứng đầu. Cách làm này bạn chỉ cần thực hiện 3 lần một tuần và dùng khăn tắm lau lại tay sẽ thấy vết chai sẽ tự động tróc ra và biến mất.
Phần thịt hoặc cùi của đu đủ ép lấy nước rồi bôi lên các vùng da tay có vết chai, để nguyên trong vòng 15 phút sau đó massage khoảng 3-5 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Da bị chai sẽ nhanh chóng được thay mới bằng lớp da mềm mại.
Bên cạnh đó, để tránh xuất hiện những vết chai cứng xấu xí trên đôi tay của mình, chị em hãy nhớ luôn có biện pháp bảo vệ và “cách ly” tay ra khỏi các yếu tố gây chai sần da. Bằng cách luôn đeo găng tay chuyên dụng bằng vải, da khi lái xe hay đeo găng tay cao su khi cầm nắm dụng cụ lao động, làm việc nhà