Theo thống kê có 4.6 triệu vi khuẩn cư ngụ trên 1cm2 bàn tay, tiềm ẩn từ 10.000 đến 100.000 mầm bệnh, đặc biệt là dưới khe 2 móng tay. Trong số đó, đáng sợ nhất phải kể đến 5 loại vi khuẩn sau là nguyên nhân gây ra các căn bệnh cực kỳ nguy hiểm.
Salmonella là một trong những vi khuẩn bám trụ trên tay phổ biến nhất gây ra các bệnh như sốt thương hàn, sốt rét và đặc biệt là ngộ độc thực phẩm… Vi khuẩn này được tìm thấy ở trứng sống, thịt gia cầm chưa nấu chín, rau sống… Chúng lây lan nhanh chóng khi bạn ăn phải đồ ăn nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với chất thải từ động vật/người nhiễm bệnh.
Mỗi năm Salmonella gây ra 93,8 triệu ca ngộ độc trên thế giới. Tại Mỹ mỗi năm có hơn 1 triệu người nhiễm Salmonella, trong đó có khoảng 20.000 ca nhập viện và gần 400 ca tử vong.
Triệu chứng khi cơ thể nhiễm vi khuẩn Salmonella là tiêu chảy, sốt và đau bụng từ 8-12h sau khi ăn thức ăn nhiễm khuẩn. Người già, trẻ em là đối tượng dễ mắc, nếu mắc dễ gây ra các biến chứng trầm trọng.
Loại vi khuẩn phổ biến thứ 2 có thể kể đến là Listeria, chúng được tìm thấy trong đất, phân súc vật, nước thải, bùn lầy, rau hỏng và trong lớp cỏ xanh chưa được phơi khô. Đáng sợ nhất là ngoài khả năng sinh sôi nảy nở cao ở môi trường 45 độ C thì Listeria còn có khả năng phát triển trong môi trường nhiệt độ thấp. Do đó nếu vi khuẩn bám vào tay, tay bạn bám vào thức ăn, thực phẩm, sau đó bạn cho chúng vào tủ lạnh chính là cách để loại vi khuẩn này ẩn nấp, phát triển.
Listeria là nguyên nhân gây ra viêm dạ dày, viêm ruột với các triệu chứng gần giống cảm cúm. Đặc biệt chúng còn có thể gây ra nhiễm trùng huyết và viêm màng não, nếu không có sự can thiệp kịp thời, tỷ lệ tử vong của người nhiễm vô cùng cao. Đối tượng dễ nhiễm Listeria nhất là:
Trẻ em
Người già
Người trung niên
Người bị tổn thương hệ miễn dịch
Phụ nữ có thai
E.Coli hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng. Mặc dù là vi khuẩn cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn, tuy nhiên E.Coli lại là nguyên nhân gây tiêu chảy, nặng hơn là sốt, rối loạn máu và suy thận. Đặc biệt với những chủng E.Coli đột biến chúng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại hơn đối với sức khỏe của con người.
E.Coli lây truyền qua đường phân – tay – miệng. Cụ thể, vi khuẩn này tồn tại tại phân của động vật, khi tay hoặc thực phẩm (rau sống) bám vi khuẩn nếu không được làm sạch sẽ dễ dàng đưa vào cơ thể bằng đường miệng. Vi khuẩn này cũng tồn tại ở các khu vực ao hồ, sông bẩn.
Staphylococcus aureus hay còn gọi là tụ cầu vàng – là nguyên nhân phổ biên snhaats gây ra nhiễm khuẩn, ngộ độc. Chúng được tìm thấy dưới lớp da, tóc, mũi, họng của người và động vật. Ở nhiệt độ phòng tụ cầu vàng sinh sản nhanh và sản xuất ra các chất độc gây bệnh ở người. Tụ cầu vàng lây truyền trong quá trình chế biến thức ăn với tay trần và không đun nấu kỹ sau đó, nhất là các món như salad, bánh mì, sandwiches…
Cuối cùng là trực khuẩn bacillus, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm phổ biến với triệu chứng tiêu chảy và nôn mửa. Độc tố của Bacillus còn có thể phá hủy biểu bì và niêm mạc ruột, dẫn đến tử vong. Điều đáng nói là chúng khó bị phân hủy bởi nhiệt độ cao hay dịch dạ dày. Loại vi khuẩn này thường có trong đất, thực phẩm như cây đậu, ngũ cốc, các loại gia vị.
Mặc dù đôi tay tồn tại nhiều vi khuẩn. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của chúng bằng các cách sau:
Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn là cách hàng đầu để loại bỏ các vi khuẩn bám trên đôi tay, đặc biệt là các giai đoạn như sau khi đi vệ sinh, sau khi thăm người bệnh, trước khi ăn, sau khi đi từ ngoài về và sau khi tiếp xúc với đất, nước bẩn, động vật…
Vi khuẩn từ đôi tay thường bám lên thực phẩm, sau đó đi vào cơ thể. Do đó, bạn cần chú ý đun kỹ thức ăn, hạn chế ăn các thức ăn chưa được nấu chín, với rau sống đừng quên rửa thật sạch với nước muối trước khi dùng.
Vi khuẩn thường tích tụ trong tủ lạnh. Do đó, bạn cần chú ý vệ sinh chúng định kỳ (2 tuần 1 lần). Lưu ý sử dụng xà phòng pha loãng để rửa tủ lạnh, đừng quên lau sạch xà phòng trước khi cho thực phẩm và thức ăn vào tủ. Ngoài ra, với thực phẩm bạn nên đóng gói cẩn thận, bọc kín trước khi cho vào tủ lạnh.
Đối với thực phẩm bạn cần chú ý làm sạch thật kỹ trước khi sử dụng. Đối với nước uống cần đun sôi trước khi dùng. Đối với các vật dụng của em bé, bạn cần chú ý tiệt trùng để đảm bảo an toàn.
Đeo găng tay là cách giúp bạn ngăn ngừa vi khuẩn từ tay tiếp xúc với thực phẩm và ngược lại. Đồng thời chúng cũng bảo vệ bạn trước các tác nhân như hóa chất, vật sắc nhọn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng cao. Vậy nên đừng quên đeo găng tay khi chế biến thực phẩm, vệ sinh nhà cửa, tiếp xúc với nguồn nước bẩn, đất đai…
Đôi tay chứa hàng triệu vi khuẩn, thế nhưng chúng ta lại không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường. Chính điều này khiến cho hầu hết chủ quan, không chú ý làm sạch và bảo vệ, vô tình gây ra các mầm bệnh nguy hiểm. Hy vọng với những chia sẻ trên đã phần nào giúp các bạn ý thức hơn về việc bảo vệ sức khỏe cũng như chủ động phòng ngừa các mầm bệnh từ đôi tay.
>>> Xem thêm: BST găng tay cao su gia dụng bảo vệ tay khỏi các vi khuẩn có hại sức khỏe